Đó là dự báo nhu cầu nhân lực do tập đoàn cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự Navigos Group vừa tổng hợp thông qua nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tại trang tìm kiếm việc làm trực tuyến việc làm sinh viên.
Ngân hàng, dệt may tăng nhu cầu
Ông Gaku Echizenya, Tổng Giám Ðốc Navigos Group, cho biết trong quý 1 vừa qua, thị trường tài chính - ngân hàng sôi động tạo ra các tín hiệu tích cực đối với nhu cầu tuyển dụng, tuyển thực tập. Cụ thể, sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng nhà đầu tư mới của thị trường chứng khoán Việt Nam đã tạo ra các ảnh hưởng tích cực đối với nhu cầu nhân lực tại các công ty chứng khoán. Trong đó, các vị trí liên quan đến quan hệ khách hàng đang được tuyển dụng nhiều và vẫn có xu hướng tăng trong thời gian tới.
“Chúng tôi cũng nhận thấy các ngân hàng có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn ở mảng khách hàng ưu tiên, công nghệ, pháp chế... Bên cạnh đó, các ngân hàng đang có xu hướng chuyển đổi số nên các vị trí liên quan đến công nghệ sẽ được mời gọi với mức lương hấp dẫn. Đây là xu hướng được tiếp nối từ năm 2020”, ông Gaku nhận định.
Nhu cầu tuyển dụng ngành dệt may tăng |
Bên cạnh đó, bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search, cho biết thời gian qua, mảng dệt may đã tăng 50% nhu cầu trong tuyển dụng nhân sự, nhất là cấp trung và cấp cao, và sẽ tiếp tục tăng trong quý tới.
Các bạn sinh viên có nhu cầu tìm kiếm những việc làm thêm cho sinh viên hãy liên hệ những công ty, doanh nghiệp uy tín, đảm bảo tính chất công việc minh bạch, rõ ràng, hoặc liên hệ với công ty 3S chúng tôi.
Bà Mai phân tích: “Hiệu lực của các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), tuy chưa thể bù đắp được sự sụt giảm về kim ngạch xuất khẩu vì đại dịch Covid-19 nhưng đã góp phần làm tăng số lượng đơn hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam".
"Bên cạnh đó, tình hình tại Myanmar đã khiến các đơn hàng đổ về Việt Nam nhiều hơn, dẫn đến nhu cầu tuyển dụng nhiều vị trí trong ngành dệt may tăng lên. So với cùng kỳ năm 2020, nhu cầu tuyển dụng trong mảng này đã tăng khoảng từ 50% - 60%”, bà Mai lưu ý.
Ứng viên người Việt bị “lép vế”?
Theo bà Mai, với sự dịch chuyển này, doanh nghiệp dệt may ở cả khối sản xuất lẫn văn phòng thương mại đang có nhu cầu tuyển dụng nhiều vị trí về việc làm chính thức, việc làm partime cấp trung và cấp cao cho khu vực Đông Nam Á và làm việc tại Việt Nam.
“Tiêu chí tuyển dụng đối với vị trí cấp trung và cấp cao là ứng viên phải có kinh nghiệm làm việc với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, các ứng viên người Việt mới chỉ đáp ứng về mặt chuyên môn mà chưa hội đủ kỹ năng và kinh nghiệm. Vì thế, các ứng viên được ưa chuộng thường là người Nhật Bản, Hàn Quốc đối với khối văn phòng thương mại. Đối với khối sản xuất, các ứng viên được tìm kiếm nhiều nhất là người Trung Quốc, Sri Lanka và Ấn Độ”, bà Mai đánh giá.
Bên cạnh dệt may, các dự án năng lượng cũng đang gặp khó khăn trong vấn đề tìm kiếm ứng viên. Thông qua trang tuyển dụng VietnamWorks, bà Mai nhìn nhận có một số dự án năng lượng quy mô lớn cần các kỹ sư vận hành nhà máy nhưng nguồn cung nhân sự không đáp ứng đủ và chất lượng nhân sự trong cùng một vị trí không đồng đều.
“Đây là các vị trí có tiêu chí tuyển dụng cao do đặc thù của công việc yêu cầu vận hành thiết bị máy móc có hàm lượng kỹ thuật cao và đòi hỏi kinh nghiệm thực tế.
Do sự thiếu hụt này, có những dự án chấp nhận tuyển sinh viên mới ra trường tốt nghiệp đúng ngành nghề để đào tạo lại. Hiện tại thì trong mảng năng lượng, các ứng viên châu Âu và Mỹ vẫn được ưa chuộng. Đối với một số vị trí, các ứng viên từ Malaysia, Philippines và Ấn Độ cũng được chú ý tìm kiếm”, bà Mai thông tin thêm.
Bài viết được 3S biên tập lại tại nguồn Thanh niên