Tin tức

Bạn phù hợp với ngành nghề nào?

Ngày đăng: 03/04/2021 12:07 PM

Mục lục nội dung:

    Tổ chức chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến Chọn ngành học cho tương lai với chủ đề 'Những điều cần lưu ý khi chọn ngành đăng ký dự thi'.
     
    Theo kế hoạch dự kiến của Bộ GD-ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay được tổ chức vào hai ngày 7 và 8.7. Thí sinh tham dự kỳ thi này sẽ thực hiện nộp hồ sơ đăng ký dự thi từ ngày 26.4 - 10.5. Chọn lựa ngành để đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ là việc làm quan trọng nhất với thí sinh trong giai đoạn này. Vì vậy, buổi tư vấn trực tuyến này sẽ tập trung định hướng cho học sinh về vấn đề hướng nghiệp.
     
    Bạn phù hợp với ngành nghề nào? - ảnh 1

    Khách mời tham gia chương trình

    Tiến sĩ Trần Thiện Lưu: Chọn ngành nghề theo sở thích của từng người là một trong những nguyên tắc đầu tiên bởi mục tiêu sau cùng là sống và cống hiến với ngành nghề. Chọn ngành nghề theo sở thích thì chúng ta sẽ phát huy được năng lực, sau dễ thành công. Tuy nhiên không phải ai cũng biết mình thích cái gì, nhưng các em đừng quá lo lắng vì có nhiều cách.
     
    Ngoài năng lực bản thân, điều kiện gia đình, các em cũng cần chú ý đến sức khỏe để theo đuổi.
    Mỗi trường xây dựng ngành nghề đào tạo phù hợp với phân khúc của thí sinh dĩ nhiên có một số ngành nghề có yếu tố đặc biệt. Dù chúng ta có lựa chọn thế nào thì ít nhiều bản thân cũng cần có thông tin về ngành đó.
     

    Học thì phải đi làm, công hiến tức là các em tìm hiểu nhu cầu lao động.  


    Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung: Trước khi chọn ngành nghề, các bạn cần tìm hiểu ngành nghề đó đào tạo thế nào, ra trường làm gì, tìm hiểu nhu cầu nguồn lực, điều kiện gia đình có phù hợp để theo học. Thông tin càng nhiều thì việc lựa chọn càng chính xác.
    Khi xác định được mục tiêu thì các bạn tập trung công sức, thời gian và tiền bạc để theo đuổi nó.
    Chẳng hạn chọn ngành CNTT thì cần tìm hiểu trường nào đào tạo, phương thức tuyển sinh…
    Lưu ý một số tiêu chí: Phù hợp với sở thích của bản thân, đủ năng lực theo học, tìm hiểu nhu cầu của xã hội…

    Thí sinh hỏi: Đang thích kiến trúc, gia đình muốn em học ngành xây dựng, làm cách nào để có thể theo học 2 ngành?
    Tiến sĩ Trần Thiện Lưu: Đâu đó trong xây dựng 2 ngành trên đi liền với nhau, thực tế để phân biệt rạch ròi thì sự tách biệt tùy thuộc vào quy mô công trình.
    Bạn phù hợp với ngành nghề nào? - ảnh 2

    Tiến sĩ Trần Thiện Lưu

    Đối với ngành kiến trúc lưu ý đến bề ngoài, thẩm mỹ còn kỹ thuật xây dựng thì thiên về bên trong công trình từ khảo sát thiết kế, thiết lập dự án, thi công, nghiệm thu… Ngành xây dựng đi sâu sát vào bên trong kết cấu, vật liệu dựa trên ý tưởng của kiến trúc. Ở góc độ nào đó về kiến thức nền tảng chung thì gần với nhau.
     
    Các bạn có thể học song ngành. Đối với ngành kiến trúc, ở góc độ thẩm mỹ thì cần năng khiếu và thí sinh sẽ phải thi môn này. Còn ngành xây dựng đơn thuần là các môn văn hóa.

    Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung: Ngành kiến trúc và ngành xây dựng có tương đồng và cũng có những nét khác nhau. Kiến trúc cần tài hoa, sáng tạo còn ngành xây dựng thì cần tính chính xác, sương gió hơn..
     
    Tuy nhiên khi gia đình đã có người đi trước thì chắc chắn sẽ có kinh nghiệm chia sẻ và mình là người đi sau nên lắng nghe.
    Ngành xây dựng xét những tổ hợp môn cụ thể còn ngành kiến trúc thì trường xét tuyển có môn vẽ hoặc không có. Thí sinh tìm hiểu kỹ những trường đào tạo ngành này.
     
    Chọn một ngành thật sự yêu thích thì mình tập trung đam mê, trau dồi các kỹ năng mềm, khả năng ngoại ngữ thì sẽ thành công hơn so với học song ngành. Khi học song ngành sẽ có những đợt thi cử gần nhau, áp lực lớn, kết quả cũng không cao khi phải dàn trải. Các em nên trao đổi với gia đình.

    Tiến sĩ Trần Thiện Lưu: Thật ra không ai dám tự nhận bản thân đã chọn ngành nghề đúng nên nếu còn lăn tăn thì không phải lo lắng.
    Hiện có nhiều bộ câu hỏi, phần mềm lựa chọn ngành nghề, thí sinh có thể tham khảo và kèm theo đó là việc tìm hiểu thông tin.
    Hiện nay, sinh viên có thể thay đổi ngành khi vào học. Nhiều khi chúng ta tự nhận không thích ngành trúng tuyển nhưng bản thân không biết cái gì khác để thích. Đó là do các bạn ít va vấp, trải nghiệm, các bạn nên cố gắng duy trì, đừng bỏ một cái đang dở dang để chọn cái không rõ ràng.

    Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung: Các em tìm hiểu nhóm ngành có thể phù hợp rồi tìm hiểu thông tin sâu hơn, tìm hiểu những lời khuyên, chia sẻ với người thân.
     
    Tuy nhiên có một gợi ý là nên để ý đến một số ngành nghề mới vì thường gắn với xu hướng của xã hội. Nhưng khó khăn là những ngành này không có kinh nghiệm từ người đi trước. Đây là hướng đi cho những thí sinh chưa có xác định rõ.
     
    Tiến sĩ Trần Thiện Lưu: Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tuyển 48 ngành học, có 2 ngành mới và trường luôn tiếp cận với xu hướng của xã hội. Trường có một số ngành đào tạo liên xuyên ngành là xu hướng mới trong đào tạo. Về phương thức xét tuyển khá đơn giản, thí sinh tham khảo tại website của trường.

    Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung: Năm nayTrường ĐH Công nghệ TP.HCM xét tuyển 51 ngành và có 6 ngành học mới. Trường dự kiến mở thêm 2 ngành thuộc khối sức khỏe. Trường xét tuyển theo 4 phương thức và các phương thức độc lập nhau. Thí sinh tìm hiểu kỹ hơn trên website của trường.
    Bạn phù hợp với ngành nghề nào? - ảnh 3

    Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung


    ** Thưa quý độc giả, quý phụ huynh, chúng tôi hy vọng quý vị đã có được những thông tin, hiểu biết cần thiết để có quyết định phù hợp khi chọn ngành đăng ký xét tuyển vào ĐH trong thời gian tới. Hẹn gặp lại vào tuần sau cũng tại địa chỉ này với chủ đề liên quan đến chọn lựa ngành học cho học sinh sau THCS.
    Nguồn: Thanh niên

     

    .Đánh giá của bạn
    Việc làm nổi bật
    Tuyển gấp
    Interzen Solutions Lương tốt
    Tuyển gấp
    Interzen Solutions
    chat zalo 0838365365 Chat Zalo
    0838 365 365